Banner 01

Tin tổng hợp

KHÁT VỌNG ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN VÀ ĐỒNG BỘ VÌ NƯỚC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CƯỜNG THỊNH VĂN MINH

Thứ ba, 21/12/2021, 11:58 GMT+7

Nguyễn Lê Thanh

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC Ở NƯỚC TA.

1.Bối cảnh vắn tắt.
1.1. Chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực trên thế giới ra đời và tiến như vũ bão vào những thập niên đầu và giữa thế kỷ XX.

-Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Chủ nghĩa tư bản (CNTB) thế giới đã biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

-Giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa bị CNTB thực dân, đế quốc hiếu chiến áp bức bóc lột tận xương tủy, đẩy họ tới bước đường cùng. Buộc họ phải vùng lên đánh đổ thực dân đế quốc để tự giải phóng mình.

-Nhờ có lý luận đúng đắn của chủ nghĩa Mác Lênin soi đường. Cách mạng vô sản thế giới đã thành công, mở đầu là cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại, nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới ra đời (1917).

-Sau cách mạng là thời kỳ nội chiến ở Nga. Các lực lượng phản cách mạng câu kết với 14 nước đế quốc hòng tiêu diệt chính quyền cách mạng non trẻ. Nhưng chúng đã bị đánh bại hoàn toàn. 3 năm sau khi chiến tranh thế giới thứ I (1914-1919) kết thúc, Liên xô ra đời (1922) và ngày càng lớn mạnh.

-Nhờ đó, trong đại chiến thế giới lần thứ II (1939-1945) Liên Xô và các nước đồng minh đã đánh bại phe trục Đức, Ý, Nhật cứu loài người ra khỏi thảm họa phát xít. Theo đó, hệ thống các nước XHCN trên thế giới, gồm 12 nước trong đó có Việt Nam lần lượt ra đời. Chiếm gần 1/3 diện tích lục địa và dân số toàn cầu lúc bấy giờ.

-Liên Xô trở thành 1 trong 2 siêu cường thế giới, đối lập với Mỹ. 

Trở thành ngọn cờ đầu trong hệ thống XHCN thế giới. Mở ra 1 thời kỳ mới. Thời kỳ cáo chung của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, phát xít trên thế giới. Đồng thời mở ra xu hướng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH những năm đầu và giữa thế kỷ XX. Và đã góp phần quan trọng mở ra thời đại chung sống hòa bình giữa các quốc gia độc lập trong tổ chức Liên Hợp Quốc từ 1945 đến nay.

1.2. CNXH hiện thực thế giới, sau khi ổn định và phát triển vững mạnh, lại lâm dần vào khủng hoảng trầm trọng.
a/ Đặc trưng thể chế chuyên chính vô sản.

-Chỉ có 1 Đảng cộng sản toàn quyền lãnh đạo theo Nguyên tắc tập trung dân chủ. Không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng Cần Kiệm Liêm Chính.

-Giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ theo hình thức dân chủ đại diện. Các ứng cử viên chủ yếu là các Đảng viên của Đảng và do Đảng giới thiệu. Thông qua bầu cử phổ thông đầu phiếu. Mỗi cử tri tự do lựa chọn vài ba đại biểu của họ, tùy cơ cấu ở từng cấp bầu cử. Cuối cùng các cấp ủy Đảng, theo thẩm quyền, lãnh đạo, sắp xếp các đại biểu đã trúng cử thành chính quyền các cấp từ địa phương tới trung ương.

- Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng Sản.

-Nền sản xuất vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung từ trung ương tới địa phương. Với 2 hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện và sở hữu tập thể. Nhà nước độc quyền phân phối và lưu thông hàng hóa. 

- Chủ nghĩa Mác Lênin là hệ tư tưởng chủ đạo với toàn xã hội, do Đảng toàn quyền về học thuật.

- Nhà nước độc quyền xuất bản và thông tin truyền thông…

b/Theo đó, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cứ dần dần bị sa sút 

-Chính sách kinh tế mới (NEP), mới thực hiện được 8 năm (1921-1929) thì bị Đảng Cộng Sản Liên Xô đứng đầu là Stalin (1878-1953) bãi bỏ để tái lập thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

-Công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng chiếm tỉ trọng lớn. Công nghiệp nhẹ chậm phát triển làm hàng tiêu dùng ngày càng khan hiếm.

-Sản xuất nông nghiệp ngày càng trì trệ làm nạn đói xảy ra thường xuyên.

-Tệ nạn tham nhũng, buôn lậu và sùng bái cá nhân lãnh tụ ngày càng nặng nề.

-Hiện tượng bè phái trong Đảng ngày càng tăng. Kéo theo sự đàn áp, thanh trừng nội bộ khốc liệt làm nhiều người bị tử hình hoặc bị cải tạo lao động trong những môi trường khắc nghiệt.

c/ Khủng hoảng CNXH ngày càng trầm trọng, dẫn tới sụp đổ cả 1 bộ phận tiền đồn của phe XHCN

-Chiến tranh lạnh, làm cho chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN và XHCN ngày càng quyết liệt. CNTB phát triển mạnh về khoa học công nghệ và có nhiều cải cách để phát triển kinh tế xã hội, còn phe XHCN thì đời sống nhân dân lao động càng thêm khó khăn.

-CN xét lại, CN dân tộc cực đoan trong phe XHCN, làm cho phong trào cộng sản bị chia rẽ sâu sắc dẫn tới xung đột vũ trang vào những năm 60 thể kỷ XX.

-Các phần tử chống Đảng, đòi ly khai, bất mãn với chế độ XHCN ngày càng gia tăng.

-Các nước XHCN ở Đông Âu: BaLan, Tiệp Khắc, Hunggary ... Đảng Cộng Sản bị mất quyền lãnh đạo. Chế độ XHCN sụp đổ vào những năm cuối thập niên 1980

-Ở Liên Xô, sau đại hội Đảng lần thứ XXVII, M.Goocbachốp là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô đã thi hành chính sách công khai và cải tổ XHCN. Nhưng xã hội Liên Xô lúc này đã hết sức rối ren. Hết làn sóng đòi ly khai ở các nước Cộng Hòa đến làn sóng đòi đa đảng đối lập theo các nước TBCN Phương Tây, liên tiếp nổ ra ...

-Cuối cùng M.Goocbachốp phải từ chức Tổng Bí Thư ĐCS Liên Xô. Đảng Cộng Sản Liên Xô tuyên bố tự giải tán. 1991 liên bang cộng hòa XHCN Xô Viết sụp đổ, làm cho phong trào Cộng Sản thế giới lâm vào thoái trào từ những năm thập niên cuối thế kỷ XX.

1.3 Công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước XHCN còn lại.

-Các nước XHCN còn lại, trước đó đã tiến hành cải cách, đổi mới CNXH. Điển hình là cải cách mở cửa l978 ở Trung Quốc và công cuộc đổi mới 1986 ở Việt Nam. Đường lối cơ bản đều theo chính sách kinh tế mới (NEP), là 1 trong những tác phẩm kinh điển cuối cùng của chủ nghĩa Mác Lênin.

-CNXH sau 3-4 thập niên cải cách, đổi mới vừa thu được những thành tựu to lớn vừa đứng trước những nguy cơ khôn lường đe dọa đến sự tồn vong của chế độ XHCN.

2. Thực trạng CNXH ở nước ta
2.1. Thời kỳ trước khi Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc.

-Từ khi có Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời 3.2.1930. Noi gương cách mạng tháng 10 Nga, cách mạng Việt Nam liên tiếp giành được, hết những thắng lợi này đến thắng lợi khác.

-Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời 2/9/1945. Đó là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

-Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 thắng lợi đập tan tập đoàn cứ điểm quân sự hùng mạnh của thực dân Pháp ở Đông Dương. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.

-1972 quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân hòng đưa Miền Bắc về thời kỳ đồ đá của đế quốc Mỹ. Làm nên trận Điện Biên Phủ trên không, buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari (1973) rút quân khỏi Việt Nam.

-1975 chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc.

-1976 cả nước thống nhất, cùng đi lên CNXH. Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời.

-1977 nước CHXHCN Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc

-Trải qua gần nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng, mà hào hùng nhất là 30 năm từ 1945-1975. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng Mácxít chân chính do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã làm nên những thắng lợi vĩ đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

Mở ra l thời đại mới cho dân tộc ta, đó là thời đại Hồ Chí Minh, thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa quốc tế ở nước ta.

2.2 Thời kỳ đêm trước của đổi mới từ 1975-1986.

-Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.4.1975. Muôn vàn khó khăn chồng chất ập tới với toàn thể dân tộc Việt Nam. Đó là sức tàn phá vô cùng ác liệt do 30 năm chiến tranh xâm lược của thực dân, đế quốc cường bạo bậc nhất thế giới gây ra. Với vô vàn hy sinh, tổn thất cả người và của cho dân tộc Việt Nam. Lại thêm chính sách thù địch, bao vây cấm vận toàn diện thời hậu chiến của chủ nghĩa Đế quốc Mỹ. Lại thêm 2 cuộc chiến tranh biên giới ở 2 đầu Tổ quốc.

Nhưng chủ yếu nhất là ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa tập trung quan liêu duy ý chí. Là mặt trái của Mô hình XHCN Xô Viết. Nó đã tích tụ lâu ngày, đặc biệt ở miền Bắc XHCN. Nay tới dịp bùng phát toàn diện lan ra cả nước.

Tất cả các yếu tố ấy tác động dồn dập, đan xen, níu kéo lẫn nhau, đẩy dân tộc ta rơi vào 1 cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội toàn diện, nặng nề chưa từng thấy.

Nền sản xuất kế hoạch hóa tập trung trói buộc lực lượng sản xuất. Nhà nước độc quyền sở hữu tư liệu sản xuất, độc quyền phân phối hàng hóa và sản phẩm lao động. Chính sách ngăn sông cấm chợ, thông tin 1 chiều...làm cho sản xuất ngày càng trì trệ, lưu thông ngày càng bế tắc. Tội phạm xã hội, trộm cắp, cướp giật, mại dâm, tổ chức vượt biên trái phép...ngày càng gia tăng

Cả xã hội lâm vào tình cảnh đói rách, dột nát, ly tán, thiếu thốn trăm bề.Lạm phát phi mã tới 700%...

Có vài mô hình làm ăn mới nhưng đều phải “xé rào" hoặc "sáng tạo chui”

Trước tình hình đó “đổi mới hay là chết". Mệnh lệnh cuộc sống đã buộc Đảng ta phải “nhìn thẳng vào sự thật..." để kết thúc đêm trường tăm tối của cả dân tộc ta từ 1975-1986

2.3 Thời kỳ đổi mới từ 1986 tới nay

Nhìn lại 35 năm đổi mới 1986-2021 là 1 chủ đề lớn đã được Đại hội XIII Đảng cộng sản Việt Nam đánh giá toàn diện và sâu sắc. Khát vọng đổi mới...Chỉ xin tóm lược 1 số vấn đề hệ trọng như sau:

a. Thực chất công cuộc đổi mới CNXH 1986 do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

Là quá trình xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Xác lập thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Về lý luận cơ bản, theo chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin, sinh thời Bác Hồ thường gọi là chính sách Tân kinh tế. Bao gồm:

-Quá trình giải phóng lực lượng sản xuất: Công nhận có 5 thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, tư bản tư nhân, hộ gia đình, tư bản có vốn đầu tư nước ngoải) cùng tổn tại bình đẳng, tự do cạnh tranh sản xuất kinh doanh, trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật XHCN. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

-Quá trình nới rộng quan hệ sở hữu: Giao quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, tập thể. Giao quyền sử dụng ruộng đất có thời hạn ổn định lâu dài cho hộ nông dân.Cho nhà đầu tư thuê đất và cơ sở hạ tầng. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Tất cả các quyền ấy, tạm gọi là sở hữu phần ngọn, còn phần gốc là sở hữu toàn bộ đất đai, tài nguyên, công sản quốc gia gắn liền với đất đều thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện quản lý.

-Quá trình cho tự do lưu thông, phân phối: Mọi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng tài sản... Trao đổi theo cơ chế thị trường do Quy luật cung cầu quyết định; xóa bỏ ngăn sông cấm chợ và cơ chế xin cho.

b. Kết quả của công cuộc đổi mới
b1.Ưu điểm:

- Nhờ những chính sách kinh tế rất đúng và rất trúng ấy. Kinh tế Việt Nam đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ như có phép màu. Từ nước nghèo, chậm phát triển, thiếu đói triền miên. Trở thành nước có tốc độ tăng trưởng 5-7% mỗi năm liên tục trong 35 năm qua. Là nước xuất khẩu lương thực tốp đầu thế giới. Kinh tế phát triển toàn diện cả nông, công nghiệp và dịch vụ. Bộ mặt kinh tế xã hội từ nông thôn đến thành thị, biên giới, hải đảo là 1 bức tranh tươi sáng, rạng rỡ.

- An ninh chính trị được giữ vững. Quan hệ ngoại giao không ngừng phát triển

b2.Nhược điểm

-Quy mô tăng trưởng còn nhỏ bé, mới là nước đang phát triển có thu nhập trung bình, còn thiếu những chính sách đột phá.

-Các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ tiêu cực, lãng phí, nảy nở tràn lan. Tài sản, tài nguyên quốc gia thất thoát nghiêm trọng, hiệu quả sử dụng chưa cao. Chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy thành tích, chạy tội, chạy đầu tư, chạy quy hoạch...còn khá phổ biến. Hiện tượng con ông cháu cha, cả họ làm quan "đúng quy trình" còn diễn biến phức tạp.

-1 bộ phận dân cư, trong đó có cả các trí thức lớn GS, PGS, TS, nhà văn, nhà báo, người đã từng có công với cách mạng...ra rả đòi đa nguyên, đa đảng. 1 số họ cho rằng Đảng Cộng Sản chỉ là nhóm lợi ích độc Đảng toàn trị, dân chủ XHCN chỉ là bánh vẽ, CN Mác Lênin là sai lầm lịch sử...

-Các loại tội phạm như ma túy, mại dâm, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo,xâm phạm an ninh mạng, làm ô nhiễm hủy hoại môi trường sống...còn diễn biến phức tạp.

-Hiện tượng bầu cử có vấn đề: Bầu hộ, bầu cho xong, "bầu mà không nhớ đã bầu cho ai" còn khá phổ biến.

Tất cả các nhược điểm, cấu thành nguy cơ khôn lường đe dọa đến sự tồn vong của chế độ XHCN.

3. Đòi hỏi cấp bách
3.1 Bài học từ quá trình đổi mới
a. Bài học thành công:

Là đã đổi mới được, về cơ bản hạ tầng cơ sở định hướng XHCN

- Đó là thể chế kinh tế nhiều thành phần, cùng tồn tại bình đẳng, tự do sản xuất kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo quy luật cung cầu trên thị trường. Tất cả trong khuôn khố hiến pháp pháp luật XHCN.

-Đặc trưng của định hướng XHCN là:

+ Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng chủ đạo trong toàn xã hội XHCN

+ Đảng Cộng Sản Việt Nam là 1 Đảng duy nhất cầm quyền

+ Lực lượng vũ trang luôn trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, luôn được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng Sản cầm quyền.

+ Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ XHCN.

Tất cả luôn được giữ vững

b. Bài học thất bại:

Thượng tầng kiến trúc, về cơ bản vẫn là thể chế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Khi Hạ tầng cơ sở định hướng XHCN còn chưa hình thành thì nó vẫn có vai trò tích cực. Nhưng khi Hạ tầng cơ sở định hướng XHCN đã được hình thành thì nó lại bộc lộ bất cập, lộ rõ tính mặt trái của mô hình CNXH xô viết ở Liên xô trước đây. Hiện nó đang trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển lành mạnh theo quy luật cung cầu của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nảy sinh mọi khuyết tật, bệnh tật nhược điểm, tức LỖI HỆ THỐNG của mô hình CNXH ở nước ta.

c. Bài học tổng hợp

Công cuộc đổi mới CNXH ở nước ta hiện đã bộc lộ tính phiến diện và thiếu đồng bộ, do thượng tầng kiến trúc kế hoạch hóa tập trung bao cấp toàn diện cả về chính trị tư tưởng và tổ chức, kìm hãm hạ tầng cơ sở là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã vận hành theo quy luật cung cầu.

3.2 Khát vọng của toàn thể nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam

Nắm vững định hướng XHCN để đổi mới toàn diện và đồng bộ CNXH hiện thực. Trọng tâm là đổi mới thượng tầng kiến trúc XHCN.

Để tất cả những hoạt động cơ bản như lãnh đạo, cầm quyền, quản lý nhà nước XHCN phải được đổi mới từ tư duy lý luận cho tới thực tiễn. Để tất cả những hoạt động ấy, thực sự trở thành hoạt động dịch vụ văn hóa chính trị định hướng XHCN. Trở thành hàng hóa văn hóa chính trị trên thị trường định hướng XHCN. Để toàn thể giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Vừa là chủ thể sáng tạo hàng hóa văn hóa chính trị, vừa là khách hàng có quyền tự do lựa chọn các sản phẩm hàng hóa văn hóa chính trị.

 

Tất cả, theo quy luật cung cầu, thống nhất với hạ tầng cơ sở định hướng XHCN.

Quyết không sa vào vết xe đổ của mô hình XHCN xô viết ở Liên Xô trước đây. Cũng quyết không bắt chước mô hình đa nguyên đa đảng TBCN.

Tất cả vì nước Việt Nam XHCN cường thịnh văn minh.

Đòi hỏi phải quán triệt căn nguyên cơ chế của tình hình CNXH hiện thực ở nước ta./.

Kính mời quý độc giả xem tiếp
Phần thứ hai
Ý kiến bạn đọc