Banner 01

Tin tổng hợp

[Phần thứ hai] KHÁT VỌNG ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN VÀ ĐỒNG BỘ VÌ NƯỚC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CƯỜNG THỊNH VĂN MINH

Thứ ba, 10/05/2022, 14:43 GMT+7

Nguyễn Lê Thanh

Phần thứ hai

CĂN NGUYÊN VÀ CƠ CHẾ CHỦ YẾU

1.Tại sao phong trào cách mạng vô sản thế giới nói chung Việt Nam nói riêng lại tiến nhanh mạnh vững chắc ở thời kỳ giành và giữ chính quyền?
1.1 Do thời cơ cách mạng vô sản đã chín muồi

- Cách mạng vô sản thế giới chủ yếu ra đời từ 2 cuộc đại chiến I và II. Khi đó, các nhà nước tư sản dồn hết sức lực cho chiến tranh, không tập trung đàn áp phong trào cách mạng vô sản khốc liệt như trước được nữa.

- Chính quyền bên thua trận đã rệu rã

- Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đã chớp lấy thời cơ để cướp chính quyền

1.2 Nhờ có lý luận cách mạng đúng đắn soi đường

- Lý luận của CN Mác Lênin là học thuyết khoa học và cách mạng. Nó phản ánh đúng đắn tồn tại của cả tự nhiên, xã hội và tư duy

- Là ánh sáng soi đường cho giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức vùng lên tự giải phóng mình, làm tiền đề để giải phóng toàn thể nhân loại thoát khỏi mọi chế độ người bóc lột người

1.3 Nhờ có hạt nhân lãnh đạo kiên trung mưu lược

- Các Đảng Cộng Sản ra đời là hạt nhân lãnh đạo cách mạng. Có lý luận của CN Mác Lênin soi đường- có đội ngũ Đảng viên giác ngộ sâu sắc lý tưởng cách mạng, sẵn sàng vào sinh ra tử phục vụ giai cấp, phục vụ CM

- Tổ chức Đảng chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh có nguyên tắc tập trung dân chủ thống nhất ý chí của toàn Đảng. Là hạt nhân lãnh đạo kiên trung mưu lược của giai cấp vô sản và toàn thể dân tộc

1.4 Nhờ có nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, đoàn kết chặt chẽ, 1 lòng 1 dạ theo Đảng làm cách mạng

- Nhân dân lao động bị chủ nghĩa thực dân đế quốc áp bức bóc lột nặng nề

- Có lý luận giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng dân tộc của CN Mác Lênin

- Có Đảng Cộng Sản kiên trung mưu lược đã đoàn kết được toàn thể nhân dân vùng lên giành lấy chính quyền

1.5 Chuyên chính vô sản ra đời

a. Là nhà nước cách mạng, hết lòng phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân

b. Nhân dân đã tuyệt đối tin tưởng, giao phó cho Đảng toàn quyền lãnh đạo hệ thống chuyên chính vô sản khi còn trứng nước

c. Nhờ đó, chính quyền vô sản non trẻ, đứng vững trước sức phản kháng quyết liệt của mọi thế lực thù trong giặc ngoài

d. Sau khi giành và giữ vững chính quyền hệ thống chuyên chính vô sản phát triển ngày càng lớn mạnh, vững chắc

e. Ta có thể tóm tắt hệ thống lý luận của CN Mác Lênin bằng 3 sơ đồ sau:

1.5.e.1                 1.5.e.2                 1.5.e.3

1.5.e.1: Sơ đồ hệ thống quy luật căn bản nhất của cả tự nhiên xã hội và tư duy. Là hạt nhân lý luận của CN Duy vật Biện chứng Mác Lênin

1.5.e.2: Mô hình cách mạng vô sản của CN Mác Lênin

1.5.e.3: Mô hình thời kỳ quá độ CNTB lên CNXH

2. Tại sao sau khi đã giành và giữ vững chính quyền, hệ thống chuyên chính vô sản thế giới nói chung Việt Nam nói riêng đều lâm dần vào khủng hoảng toàn diện ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau?
2.1 Do tổ chức bộ máy chuyên chính vô sản có vấn đề

a. Thời kỳ đầu khi chính quyền CM còn non trẻ

- Đảng Cộng Sản nhận rõ sứ mệnh lịch sử, nắm vững nguyên tắc tập trung dân chủ, không ngừng nâng cao đạo đức CM cần kiệm liêm chính, toàn quyền lãnh đạo hệ thống chuyên chính vô sản (CCVS)

- Nhân dân tuyệt đối tin tưởng và giao phó cho Đảng toàn quyền lãnh đạo hệ thống CCVS

- Ý Đảng hợp với lòng dân nên đã giữ vững chính quyền CM non trẻ trước sự chống phá quyết liệt của thù trong giặc ngoài

b. Khi chính quyền CM đã ổn định, vững mạnh

- Lớp cán bộ kiên trung vào sinh ra tử, tiền CM, dần dần già nghỉ, lớp trẻ lên thay

- Thời bình, nhu cầu hưởng thụ hình thành theo lẽ tự nhiên. Cán bộ Đảng viên đã có ít nhiều quyền lực trong bộ máy chính quyền

- Trong mỗi con người nói chung,vẫn còn ít nhiều chủ nghĩa cá nhân

- Cơ chế 1 Đảng toàn quyền lãnh đạo bộ máy CCVS. Về mặt chính trị tư tưởng là hoàn toàn đúng đắn vì nhân dân vẫn 1 lòng 1 dạ tin tưởng và giao phó cho Đảng toàn quyền lãnh đạo. Nhưng về mặt tổ chức đã bắt đầu bộc lộ sơ hở, bất cập vì đã trao quyền lực cho 1 bộ phận cá nhân chủ nghĩa. Đây chính là đầu mối gây ra mọi hiểm họa về sau cho bộ máy CCVS

2.2 Do bộ máy quyền lực CCVS đã nằm trọn trong tay 1 số ít cán bộ Đảng viên có chức có quyền, 1 cách hợp pháp

a. Về chính trị văn hóa

- Thực chất của nguyên tắc tập trung dân chủ là: Cấp ủy khóa trước định hướng khóa sau. Cấp trên định hướng cấp dưới. Trung ương định hướng địa phương. Kết quả bầu cử trong Đảng định hướng bầu cử chính quyền tức bầu cử Quốc hội và HÐND

- Thông qua Quốc hội và HÐND các cấp, chức vụ trong Đảng định hướng tất cả các chức vụ trong bộ máy nhà nước; cả lập pháp, hành pháp, tư pháp, mặt trận tổ quốc

b. Về kinh tế

- Chỉ có 2 hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện và sở hữu tập thể

- Nhà nước trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh; độc quyền thông tin và truyền thông; độc quyền giáo dục và đào tạo...

- Số đông trong CNXH là nhân dân lao động đã trao hết tư liệu sản xuất cho nhà nước và tập thể

c. Hậu quả trước mắt

- Thể chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đã hình thành.

- Toàn bộ quyền lực CCVS đã nằm trọn trong tay 1 số ít cán bộ Đảng viên có chức có quyển, 1 cách hợp pháp

- Bên cạnh những cán bộ Đảng viên cần kiệm liêm chính, những quần chúng nhân dân lao động, toàn tâm toàn lực xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN. Chủ nghĩa cá nhân: Cậy quyền cậy thế, tham ô, hủ hóa...ở tất cả các lĩnh vực với các mức độ khác nhau đã nảy nở phổ biến.

- Nhân dân lao động, tuy vẫn được Đảng và nhà nước tôn vinh là người chủ trong chế độ XHCN. Họ luôn khát khao được là người chủ thực sự để xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN. Nhưng do tổ chức thể chế CCVS còn quá bất cập, kìm hãm, trói buộc...nên chưa trở thành sức mạnh thực tiễn của CNXH

2.3 Khi bộ máy CCVS đã bị sa vào Chủ nghĩa tập trung quan liêu duy ý chí

- Chủ nghĩa cá nhân trong 1 số cán bộ Đảng viên có chức có quyền, luôn được ngụy trang bằng cái vỏ đạo đức cách mạng, ngày càng chui sâu leo cao.

- Chủ nghĩa giáo điều nguyên tắc tập trung dân chủ, vô hình trung lại trở thành nơi ẩn náu cho CN cá nhân tinh vi xảo quyệt với đủ mánh khóe, thủ đoạn

2.4 Hệ thống CCVS khủng hoảng sâu sắc và toàn diện, rồi sụp đổ cả 1 bộ phận tiền đồn. Điểm chết hệ thống đã hình thành

- CN tập trung quan liêu duy chí, với thể chế độc đoán chuyên quyền, phản dân chủ, trái quy luật khách quan

- Khi Đảng không còn đủ năng lực cầm quyền; Nhà nước không còn đủ năng lực quản lý xã hội; Nhân dân lao động trở thành nô lệ cho chủ nghĩa tập trung quan liêu

- Chỉ còn cái thể chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp toàn diện cả về kinh tế chính trị văn hóa kia. Khi quyền lực ấy đã nắm trọn trong tay 1 thiểu số chóp bu. Cá nhân Tổng bí thư tuyên bố từ chức thì Đảng Cộng Sản cũng sụp đổ theo. Và cả chế độ XHCN cũng sụp đổ theo. Đó chính là tử huyệt, là điểm chết hệ thống của CN tập trung quan liêu duy ý chí. Là sản phẩm tất yếu của thể chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp toàn diện cả kinh tế chính trị văn hóa ở Liên Xô Đông Âu

- Thể chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp toàn diện cả kinh tế, chính trị, văn hóa.Với 1 Đảng duy nhất lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối toàn diện nhà nước và xã hội. Đẻ ra bộ máy tập trung quan liêu duy ý chí, bởi CN cá nhân núp bóng CN giáo điều tập trung dân chủ

- Trong Bầu cử phổ thông đầu phiếu: Đại đa số cử tri là nhân dân lao động được tự do lựa chọn những người đại biểu cho mình để bầu vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Nhưng chỉ được bầu cho những ứng cử viên được Đảng và do Đảng giới thiệu mới hợp lệ. Đó là sự hợp thức hóa ý chí của Đảng mà thôi

- CN tập trung quan liêu duy ý chí đã hợp pháp hóa chính họ. Trở thành bộ máy cai trị giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn xã hội XHCN. Mọi thành tựu đạt được trước hết phục vụ cho nhu cầu thống trị của họ, sau đó mới tới nhu cầu thực sự của nhân dân lao động. Đó là mặt trái của mô hình xô viết ở Liên xô - Đông âu

2.5 Sơ đồ hệ thống CCVS thời kỳ quá độ XHCN

3. Tại sao, công cuộc đổi mới CNXH ở các nước còn lại, vừa thu được nhiều thành tựu vừa đứng trước nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ?
3.1 Đặc điểm của các cuộc đổi mới, cải cách CCVS ở các nước còn lại

- Đều chủ động tiến hành cải cách, đổi mới trước khi Liên xô và Đông âu sụp đổ.

- Đều thực hiện xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Xác lập thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Trong khi đó, chế độ chính trị về cơ bản vẫn theo cơ chế cũ. Tức, duy trì thể chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp toàn diện cả chính trị tư tưởng và tổ chức

- Sau 3 - 4 chục năm cải cách, đổi mới, đều thu được những thành tựu, phát triển vượt bậc về kinh tế, thoát ra khỏi khủng hoảng trầm trọng kiểu Liên xô và Đông âu.

- Hiện đều đang đứng trước nguy cơ: Thoái hóa biến chất, quan liêu, độc đoán chuyên quyền, dân chủ hình thức, tham nhũng tiêu cực nảy nở tràn lan...đe dọa tới sự sống còn của chế độ XHCN

3.2 Mấu chốt của thành tựu đổi mới về Kinh tế

- Đã minh định và xác lập được chế độ sở hữu tài sản toàn dân tức tài sản XHCN. Bao gồm 2 quyền cơ bản là quyền sở hữu tài sản toàn dân và quyền sử dụng tài sản toàn dân. Trong đó, quyền sở hữu có vai trò quyết định quyền sử dụng theo pháp luật XHCN

- Khẳng định chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước pháp quyền là đại diện, phản ánh đúng đắn bản chất của CNXH

- Từ đó, đã giải phóng được toàn bộ lực lượng sản xuất, giải phóng cơ chế phân phối lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Nên sản xuất dịch vụ như chiếc lò xo bị kìm nén lâu ngày, nay được tháo chốt hãm, bung ra. Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ chỗ khan hiếm, thiếu thốn nay phát triển vượt bậc phong phú đa dạng...Kinh tế đứng trước bờ vực sụp đổ nay đã được hồi sinh như có phép màu

- Đổi mới CHẾ ĐỘ SỞ HỮU đã thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế nhảy vọt qua điểm chết hệ thống CCVS và liên tục tăng trưởng

- Quyền sở hữu tài sản toàn dân quyết định quyền sử dụng tài sản toàn dân theo pháp luật XHCN. Là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó chính là thể chế dịch vụ kinh tế XHCN

3.3 Nguy cơ đã tự động nảy sinh

- Trong suốt quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thượng tầng kiến trúc, chủ yếu là sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước với vai trò dẫn dắt định hướng, uốn nắn...hạ tầng cơ sở là cần thiết và rất đúng đắn.

- Nhưng khi hạ tầng cơ sở mới là thể chế dịch vụ kinh tế XHCN đã hình thành thì cái thượng tầng kiến trúc cũ mà toàn bộ quyền lực CCVS còn nằm trong tay 1 số ít cán bộ Đảng viên có chức có quyền kia lại hoàn toàn không phù hợp với hạ tầng mới được nữa

- Trong 5 thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nhà nước đã tạo cho mình đặc quyền vừa là chủ sở hữu tài sản toàn dân, vừa là chủ sử dụng toàn tài sản toàn dân. Trong khi đó 4 thành phần kinh tế còn lại (cá thể, hộ kinh doanh, tư bản tư nhân, tư bản có vốn đầu tư nước ngoài) chỉ có quyền sử dụng tài sản toàn dân. Từ đó, tạo ra cạnh tranh bất bình đẳng, thiếu lành mạnh, với muôn vàn hệ lụy tiêu cực khác nảy sinh trong xã hội. Kinh tế nhà nước vừa vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa vừa kinh doanh theo cơ chế thị trường. Quyền lực nhà nước ở “1 bộ phận không nhỏ" đã biến thành thị trường chợ đen nảy sinh đủ các bệnh chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy thành tích...để có quyền lực, để có quyền xin cho tài sản toàn dân, đem ra buôn bán, kiếm lời cho người chạy và lại quả cho người cho..tài sản và tài nguyên quốc gia bị thất thoát nghiêm trọng.

- Khi tình trạng tham nhũng tiêu cực tràn lan, dai dẳng, ngày càng nghiêm trọng.1 số trí thức GS, TS, nhà văn, nhà báo, người có ít nhiều cống hiến...đã trở thành lực lượng “bất đồng chính kiến" liên tục đòi đa nguyên đa đảng, đòi xóa bỏ CNXH. Họ đã và đang được các thế lực thù địch bên ngoài ra sức cổ xúy, lợi dụng, tiếp sức...

- Công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực, thường gọi "đốt lò", đang được đảng và nhà nước đấu tranh rất quyết liệt được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhưng cái căn nguyên sâu xa là do tổ chức bộ máy CCVS còn quá bất cập, còn chậm được đổi mới

3.4 Hình thành lỗi hệ thống bộ máy CCVS

a/ Điểm chết hệ thống CCVS

- Về thực tiễn: đó là điểm sụp đổ của chế độ CCVS ở Liên Xô và Đông Âu. Khi chế độ ấy đã biến thành CN tập trung quan liêu duy ý chí thống trị toàn bộ hệ thống chuyên chính vô sản.

- Về lý luận: Đảng Cộng Sản khi mới ra đời. Từ bộ phận bị trị và bất hợp pháp trong chế độ cũ. Tới khi đã giành được chính quyền, là lực lượng thống trị hợp pháp trong chế độ mới. Khi đã giữ vững CCVS và phát triển vững mạnh, Đảng và nhà nước đã phủ định mình lần thứ nhất. Đó mới là phủ định thay thế chế độ cũ mà thôi. Đòi hỏi cấp bách phải nhảy vọt toàn diện và đồng bộ qua điểm chết để phủ định mình lần thứ II tức phù định của phủ định. Phải tổ chức lại thể chế toàn diện và đồng bộ để biến bộ máy tập trung quan liêu thành nhà nước XHCN phục vụ nhân dân cả về kinh tế, chính trị, văn hóa. Việc duy trì quá lâu thể chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp toàn diện cả về kinh tế chính trị văn hóa, làm CCVS ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Trong khi Liên Xô đã công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành công, họ đã làm ra những bộ máy chinh phục vũ trụ và đáy đại dương. Nhưng vẫn chưa làm nổi bộ máy nhà nước XHCN phục vụ nhân dân. Và cuối cùng đã rơi vào điểm chết hệ thống CCVS

b/ Vòng xoáy quanh điểm chết ra đời

- Công cuộc đổi mới CCVS nói chung mới đổi mới được hạ tầng cơ sở XHCN. Đó là do sự nhảy vọt, là lực ly tâm, bay qua điểm chết. Còn thượng tầng kiến trúc vẫn duy trì cơ chế tập trung bao cấp toàn diện cả chính trị tư tưởng và tổ chức. Đó là lực hướng tâm, vẫn hướng vào điểm chết.

- Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng quan hệ biện chứng cấu thành bộ máy CCVS. Đó chính là những vòng xoáy kế tiếp nhau. Ở Việt Nam, nó đã diễn ra qua 7 kỳ đại hội Đảng toàn quốc VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII. Nay đang diễn ra tiếp kỳ thứ 8 là ĐH XIII.

- Vòng xoáy quanh điểm chết hệ thống đã tạo ra sự đổi mới còn phiến diện và thiếu đồng bộ. Sau chính sách kinh tế mới (NEP) lý luận kinh điển Mác Lênin chưa có chỉ dẫn tiếp theo về thời kỳ quá độ lên CNXH.

- Đòi hỏi phải đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống CCVS mà trọng tâm là đổi mới thượng tầng kiến trúc. Và thông qua đó để không ngừng hoàn thiện hạ tầng cơ sở dịch vụ kinh tế XHCN, tức đòi hỏi cấp bách phải đổi mới thượng tầng kiến trúc còn là thể chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp toàn diện cả chính trị tư tưởng và tổ chức thành thể chế dịch vụ văn hóa chính trị XHCN thống nhất với hạ tầng cơ sở là thể chế dịch vụ kinh tế XHCN.

- Đây là vấn đề cực mới và khó, nhưng thật may mắn, chúng ta đã có tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường,có bài học quý báu 35 năm đổi mới do Đảng lãnh đạo, đó chính là chìa khóa cho ta đi tới.

3.5. SƠ ĐỒ TOÀN BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA 1986 - 2022

A. Thời điểm Đảng Cộng Sản ra đời

B: Thời điểm giành được chính quyền

A -> B: Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền

D: Điểm chết của CN tập trung quan liêu duy ý chí

C: Thời điểm đổi mới kinh tế thị trường định hướng XHCN

G: Hình tượng 2 lực ly tâm và hướng tâm tạo ra vòng xoáy tức lỗi hệ thống của công cuộc đổi mới 1986- 2022.

4. Tại sao nói tư tưởng Hồ Chí Minh là bức phác họa thiên tài về công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ CNXH hiện thực ở Việt Nam?
4.1 Tổng quan

-Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) người qua đời 17 năm sau, tới năm 1986 nước ta mới tiến hành công cuộc đổi mới.

- Là lãnh tụ tối cao của công cuộc CM giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở VN, toàn bộ tư tưởng của Người đã bao quát xuyên suốt con đường CM Việt Nam. Kể từ ngày thành lập Đảng, cho tới khi giành được độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam.

- Là người trung thành tuyệt đối với CN Mác Lênin, tiếp thu đầy đủ tinh hoa văn hóa nhân loại Đông Tây để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể Việt Nam

- Người qua đời, đã để lại cho toàn Đảng toàn dân ta 1 bản di chúc lịch sử, tức tài liệu "TUYỆT ĐỐI BÍ MẬT". Tuy lời văn rất giản dị nhưng chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, như l cuốn "cẩm nang" cho toàn bộ tiến trình cách mạng ở Việt Nam.

- Đặc sắc nhất là những chỉ dạy của người cho mỗi cán bộ, đảng viên "phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Cho đoàn viên thanh niên "thành những người thừa kế xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên chuyên"...Tất cả cấu thành bức phác họa thiên tài về chế độ XHCN của ai do ai, vì ai? Xây dựng bằng cách nào? Làm thế nào để "góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CM thế giới" ?Là ánh sáng soi đường cho công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ CNXH hiện thực ở nước ta.

4.2 Về chế độ sở hữu của chế độ XHCN

4.2.1 Quyền sở hữu chế độ XHCN

- Là của 3 chủ thể trong 1 chỉnh thể. Bao gồm:

+ Đảng Cộng Sản Việt Nam

+ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

+ Nhân dân lao động, các đoàn thể và toàn thể dân tộc, cấu thành Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

- 3 chủ thể ấy vừa tồn tại độc lập vừa liên hệ chặt chẽ với nhau thành hệ thống chỉnh thể, 3 trong 1, không thể tách rời.

- Vai trò của 3 chủ thể trong chỉnh thể: Đảng cầm quyền, nhà nước quản lý. Đảng và nhà nước "là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Đảng và nhà nước vừa là chủ vừa là đầy tớ tức chỉ là chủ tương đối trong CNXH. Nhân dân lao động và toàn thể dân tộc làm chủ của chủ tức là chủ tuyệt đối trong CNXH. Là nét độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh

4.2.2 Quyền sử dụng chế độ XHCN:

- Chủ thể quyền sở hữu chế độ XHCN có toàn quyền việc quyết định xác lập quyền sử dụng chế độ XHCN của mình do mình và vì mình. Để không ngừng nâng cao: cả năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, cả năng lực quản lý của nhà nước, cả năng lực làm chủ của toàn thể nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.

-Quyền sở hữu chế độ XHCN là gốc còn quyền sử dụng chế độ XHCN là ngọn,phái sinh từ gốc, do gốc toàn quyền quyết định. Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định chủ sử dụng, thông qua khung khổ Hiến pháp pháp luật XHCN.

4.2.3 Ý nghĩa của việc minh định và xác lập chế độ sở hữu của chế độ XHCN theo tư tưởng HCM.

- CCVS ra đời, phát triển ổn định và trở thành lực lượng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện cả hệ thống chính trị. Đó là sự phủ định lần thứ nhất, phủ định toàn bộ chuyên chính tư sản.

- Đòi hỏi cấp bách CCVS phải phủ định biện chứng chính mình. Là phủ định lần thứ 2, phủ định của phủ định. Để từ bộ máy thống trị của giai cấp vô sản thành bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN phục vụ nhân dân. Đây chính là cuộc CM trong lòng CM. Nó vô cùng khó khăn vì chưa có kinh điển Mác-Xít chỉ dẫn cụ thể. Đặc biệt nó đụng chạm tới lợi ích của “1 bộ phận không nhỏ" trong hệ thống CCVS. Nó dễ bị quy chụp là dao động, xét lại, chống phá...cho những người dám "cả gan” nói về việc đổi mới hệ thống chính trị.

- Minh triết Hồ Chí Minh đã vượt trước cả không gian thời gian, thấu hiểu điều đó, thông qua những lời gan ruột của TÀI LIỆU TUYỆT ĐỐI BÍ MẬT" và cả hệ thống tư tưởng của người.

- Minh định và xác lập được chế độ sở hữu chế độ XHCN thực sự của nhân dân,do nhân dân vì nhân dân theo CN Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đó là mấu chốt của công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ CNXH hiện thực mà trọng tâm là đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.

4.3 Mấu chốt của mấu chốt là phải xây dựng “XHCN vừa hồng vừa chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Trong di chúc Chủ Tịch Hồ Chí Minh mới đề cập đến hai khái niệm là con người XHCN vừa hồng vừa chuyên và xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên.

- Quán triệt tư tưởng sáng tạo của người ta có quyền “suy rộng ra". Con người XHCN vừa hồng vừa chuyên, là chủ thể xây dựng nên chế độ sở hữu của chế độ XHCN vừa hồng vừa chuyên. Trong đó, 3 chủ thể toàn quyền sở hữu chế độ XHCN như đã nói ở mục 4.2.1, phải được tổ chức lại, mới thực thi được Quyền sử dụng chế độ XHCN I cách đúng đắn.

- Tổ chức thực thi quyền sử dụng chế độ XHCN. Tất yếu sẽ hình thành các tổ chức, đoàn thể, đảng phái, chế độ, nguyên tắc tập trung... của xã hội XHCN vừa hồng vừa chuyên. Tất cả để phục vụ đắc lực cho nhu cầu của chủ sở hữu chế độ XHCN đạt hiệu quả tối ưu. Về thực chất đó cũng chính là nhu cầu của chủ sử dụng chế độ XHCN tức không ngừng nâng cao đời sống cả về kinh tế, chính trị, văn hóa của chính họ.

- Xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên theo tư tưởng HCM là điều kiện tiên quyết để đổi mới toàn diện đồng bộ cả hệ thống CCVS. Chắc chắn nhảy vọt ra khỏi vòng xoáy, chắc chắn sửa chữa, hóa giải mọi lỗi hệ thống đang hiện hữu để tiến lên

- Xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên bước đầu để kết thúc thời kỳ quá độ từ CN tư bản lên CNXH. Tiếp theo là thời kỳ xây dựng CNXH, không ngừng phát triển tới CNCS văn minh, hiện đại.

4.4 Góp phần quán triệt cơ sở lý luận và thực tiễn của “XHCN vừa hồng vừa chuyên" theo di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

4.4.1 Căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược của chế độ XHCN.

- Mỗi cá nhân, tập thể trong toàn xã hội XHCN đều có 3 nhiệm vụ chiến lược. Đó là: xây dựng, bảo vệ, kết hợp nhuần nhuyễn vừa xây dựng vừa bảo vệ chế độ XHCN. Là 1 hệ thống không thể tách rời.

- Tùy hoàn cảnh xuất thân, tố chất cá nhân, sở trường năng khiếu...khác nhau, để đáp ứng 3 nhiệm vụ chiến lược nổi trội hơn, được hình thành. Đó là:

+2 nhóm số ít :

* Nhóm có phẩm chất năng lực bảo vệ chế độ XHCN nổi trội hơn. Họ có xu hướng trở thành những chiến sĩ , sĩ quan chuyên nghiệp trong các lực lượng vũ trang là quân đội nhân dân và công an nhân dân.

* Nhóm có phẩm chất năng lực xây dựng chế độ XHCN nổi trội hơn. Họ có xu hướng trở thành những cán bộ nhà nước chuyên nghiệp ở các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp, mặt trận tổ quốc.

+1 nhóm số đông: 2 tố chất xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN, cân bằng nhau không cái nào nổi trội hơn . Đó là đại đa số nhân dân lao động XHCN trên mọi lĩnh vực công nông nghiệp, dịch vụ, khoa học, công nghệ...

4.4.2 Xét riêng nhiệm vụ chiến lược xây dựng chế độ XHCN.

- Mỗi người đều có 3 phẩm chất năng lực khác nhau, thành hệ thống không thể tách rời là kế thừa, phát triển, kết hợp vừa kế thừa vừa phát triển.

- Tùy hoàn cảnh, tố chất cá nhân, sở trường năng khiếu...khác nhau. Một trong 3 phẩm chất năng lực ấy nổi trội ít nhiều khác nhau. Có 3 nhóm phẩm chất năng lực nổi trội hình thành. Đó là:

+2 Nhóm số ít:

* Nhóm có phẩm chất năng lực kế thừa nổi trội. Hơn nữa, phải là kế thừa truyền thống cách mạng XHCN của đại đa số nhân dân lao động. Đấu tranh không ngừng chống lại kế thừa lạc hậu, bảo thủ vì nhu cầu cá nhân chủ nghĩa của thiểu số bóc lột, áp bức nhân dân lao động.Trong CNXH họ luôn có xu hướng liên hệ chặt chẽ với nhau thành nhóm kế thừa truyền thống XHCN từ cơ sở cho tới trung ương.

- Trong chế độ XHCN vừa hồng vừa chuyên nhóm này luôn có xu hướng đoàn kết chặt chẽ, hình thành đảng phái kế thừa truyền thống XHCN vừa hồng vừa chuyên.

*Nhóm có phẩm chất năng lực phát triển nổi trội. Hơn nữa, phải là phát triển tiến bộ vì nhu cầu khách quan của đại đa số nhân dân lao động. Đấu tranh không ngừng chống lại phát triển cấp tiến, phiêu lưu, mạo hiểm vì nhu cầu cá nhân chủ nghĩa của thiểu số áp bức bóc lột. Trong chế độ XHCN vừa hồng vừa chuyên nhóm này luôn có xu hướng đoàn kết chặt chẽ, hình thành đảng phái phát triển tiến bộ XHCN vừa hồng vừa chuyên.

+1 nhóm số đông: 2 tố chất kế thừa và phát triển cân bằng nhau không có cái nào nổi trội hơn. Đó là đại đa số nhân dân lao động XHCN. Số đông trong họ là xu hướng vừa kế thừa vừa phát triển thống nhất. Đấu tranh không ngừng chống lại sự kết hợp vừa kế thừa vừa phát triển chiết trung cá nhân chủ nghĩa, cơ hội của thiểu số áp bức bóc lột. Trong xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên nhóm này luôn là trọng tài, minh định về tính ưu việt về đường lối của 2 Đảng phái XHCN là:

- Kế thừa truyền thống XHCN vừa hồng vừa chuyên và Phát triển tiến bộ xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên để lựa chọn 1 Đảng XHCN cầm quyền của họ theo từng nhiệm kỳ, theo Hiến định, trong chế độ XHCN vừa hồng vừa chuyên. Đảng XHCN cầm quyền ấy chính là Đảng Cộng Sản khi thực hiện chức năng quyền sử dụng chế độ XHCN của mình theo luật định.

4.4.3 Minh định và xác lập thể chế về Đảng Cộng Sản cầm quyền.

- Là vấn đề tiên quyết "trước hết nói về Đảng" trong chế độ XHCN.

- Khi thực thi quyền sở hữu chế độ XHCN, Đảng Cộng Sản gắn liền với toàn thể giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, không thể tách rời. Đó là Tổ Quốc Việt Nam XHCN ngày càng cường thịnh văn minh.

-Nhưng khi thực hiện quyền sử dụng chế độ XHCN để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, để sáng tỏ bản chất cách mạng vô sản của Đảng. Đảng Cộng Sản phải phủ định biện chứng chính mình thành các Đảng XHCN vừa hồng vừa chuyên, để thực thi các nhiệm vụ chiến lược là xây dựng, bảo vệ, kết hợp nhuần nhuyễn vừa xây dựng vừa bảo vệ chế độ XHCN

- Từ đó, tất cả các chế độ tiếp theo như:

+Chế độ làm chủ XHCN thực sự

+ Chế độ tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN, thực sự của nhân dân do nhân dân vì nhân dân ... mới có thể thực hiện được.

-"Xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên". Là 8 chữ vàng mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn đúng bản chất sự vật, là ánh sáng soi đường cho công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ XHCN ở nước ta hiện nay. Là cốt lõi của tài liệu TUYỆT ĐỐI BÍ MẬT" của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

4.5 Sơ đồ kết thúc thời kỳ quá độ XHCN

A. Thời điểm thành lập đảng.

B. Thời điểm giành được chính quyền

C. Thời điểm bắt đầu đổi mới

D. Điểm chết CN tập trung quan liêu, CDE vòng xoáy quanh điểm chết, EGF xây dựng XHCN vừa hồng vừa chuyên

F. Thời điểm kết thúc thời kỳ quá độ từ CN tư bản lên CNXH

5. Tại sao nói con đường XHCN hiện thực tiến tới CNCS văn minh hiện đại trong tương lai (trước hết ở VN), tất yếu sẽ phải là CN Mác-Lênin Hồ Chí Minh?
5.1 Toàn bộ thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH ở Việt Nam.

- Thời kỳ từ khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam tới khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời 1930 – 1945.

-Thời kỳ giữ vững độc lập dân tộc, đánh đuổi thực dân đế quốc, thống nhất nước nhà cả nước cùng đi lên CNXH, nước CHXHCNVN ra đời và trở thành thành viên Liên Hợp Quốc 1945– 1975 – 1976– 1977.

-Thời kỳ khủng hoảng sau chiến tranh và ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ tức "đêm trước của đổi mới" từ l975 - 1986

-Thời kỳ đổi mới từ 1986 tới nay: Công cuộc đổi mới vừa thu được những thành tựu to lớn vừa đứng trước nguy cơ khôn lường đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Do tổ chức bộ máy CCVS, về cơ bản vẫn duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tức cơ bản vẫn là chủ quan duy ý chí. Hiện nó đang kìm hãm sự phát triển tương đối lành mạnh của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, về cơ bản đã vận hành theo quy luật khách quan, như quy luật cung cầu, quy luật tự do cạnh tranh trong khuôn khổ Hiến pháp pháp luật XHCN…Hậu quả là đã tạo ra vòng xoáy quanh điểm chết hệ thống tức lỗi hệ thống về tổ chức thể chế của bộ máy CCVS

- Đòi hỏi cấp bách phải đổi mới toàn diện và đồng bộ CNXH hiện thực mà trọng tâm là đổi mới tổ chức bộ máy CCVS còn nặng CN tập trung quan liêu duy ý chí thành bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để nhảy vọt ra khỏi vòng xoáy và khắc phục triệt để mọi lỗi hệ thống CCVS hiện nay. Bộ máy nhà nước pháp quyền ấy ra đời và ổn định là sự kết thúc thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH ở nước ta hiện nay. Để chuyển sang 1 thời kỳ mới xây dựng CNXH không ngừng phát triển theo CN Mác Lênin tư tưởng HCM.

5.2 Nội dung chủ yếu của “XHCN vừa hồng vừa chuyên" theo Tư tưởng HCM.

- Quyền sở hữu chế độ XHCN có toàn quyền quyết định quyền sử dụng chế độ XHCN.

- Quyền sử dụng phục vụ đắc lực cho quyền sở hữu chế độ XHCN

- Tất cả trong khuôn khổ Hiến pháp pháp luật XHCN hình thành chế độ sở hữu của chế độ XHCN.

- Tất cả để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng Sản, năng lực quản lý của nhà nước, năng lực làm chủ của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.

-Tất cả để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân do nhân dân vì nhân dân. Không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao cả về kinh tế chính trị văn hóa của toàn XH XHCN. Đó chính là nhà nước XHCN vừa hồng vừa chuyên, kết thúc thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH theo CN Mác Lênin mà đặc sắc là tư tưởng HCM.

5.3 Tính tất yếu của XHCN vừa hồng vừa chuyên

- Khi chế độ XHCN vừa hồng vừa chuyên ra đời. Phát triển ổn định và lặp đi lặp lại, ngày càng hoàn thiện, tất sẽ hình thành quy luật XHCN vừa hồng vừa chuyên.

-Quy luật XHCN vừa hồng vừa chuyên là sự kế thừa, phát triển và kết hợp nhuần nhuyễn vừa kế thừa vừa phát triển, từ tất cả những thành tựu tổ chức thể chế trên thế giới để không ngừng hoàn thiện thể chế CNXH. Nó vừa có tính khoa học đúng đắn vừa có tính quốc tế của thời đại độc lập dân tộc và tổ chức Liên Hợp Quốc, mà ngay trong Tuyên ngôn độc lập Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định. Thể chế ấy chắc chắn sẽ thúc đẩy đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính chí công vô tư không ngừng phát triển. Quét sạch chủ nghĩa cá nhân các loại “củi tươi", "củi khô" đang nhan nhản trong vòng xoáy thời kỳ quá độ lên CNXH hiện nay.

5.4 Vai trò của tư tưởng HCM.

- Các Mác (1818 – 1873) và Ăng Ghen (1820- 1895). Là 2 lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản toàn thế giới, là những người đầu tiên đặt cơ sở lý luận cho CNCS. Bao gồm CNDV biện chứng, CN duy vật lịch sử và CNCS khoa học. Nhưng các ông chưa có điều kiện biến lý luận của CNCS thành hiện thực.

- Lênin (1870 - 1924) là lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản Nga, đồng thời là lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản toàn thế giới. Người kế thừa trung thành của Mác và Ăng Ghen, không ngừng bổ sung phát triển CN Mác trong điều kiện CNTB đã biến thành CN đế quốc. Người đã lãnh đạo CM tháng 10 Nga thành công (1917) là Người đưa CNCS từ lý luận thành thực tiễn. Tiếp theo, chính sách kinh tế mới (NEP) của người đã đưa CCVS vượt qua khủng hoảng trầm trọng( điểm chết CCVS). Nhưng rất tiếc, NEP vẫn còn làm cho CCVS lâm vào vòng xoáy quanh điểm chết, tức lỗi hệ thống nghiêm trọng cho CCVS.

- Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969). Là học trò xuất sắc và trung thành tuyệt đối với CN Mác Lênin là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào Cộng Sản thế giới, là lãnh tụ thiên tài của công cuộc CM giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam, là danh nhân văn hóa thể giới. Quy luật XHCN vừa hồng vừa chuyên của người là ánh sáng soi đường, chắc chắn đưa công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ CNXH hiện thực nói chung, vượt ra khỏi vòng xoáy quanh điểm chết, khắc phục triệt để mọi lỗi hệ thống CCVS. Để bước đầu xây dựng cơ bản cho chế độ XHCN vừa hồng vừa chuyên. Kết thúc thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Quy luật XHCN vừa hồng vừa chuyên là sức sống mānh liệt cho CNXH khoa học không ngừng tiến tới CNCS văn minh hiện đại.

- Tư tưởng HCM, nhất định sẽ đưa Người trở thành đồng sáng lập CNCS văn minh hiện đại. Đó là CN Mác Lênin Hồ Chí Minh trong tương lai không xa, trước hết ở Việt Nam

5.5 Sơ đồ tất yếu về CNCS văn minh hiện đại trong tương lai tức CN Mác Lênin, Hồ Chí Minh

AB: Thời kỳ giành chính quyền CCVS

BC: Thời kỳ ổn định và khủng hoảng

D: Điểm chết CCVS quan liêu

EF: Thời kỳ xây dựng cơ bản XHCN vừa hồng vừa chuyên theo Chủ Tịch HCM

KÍNH MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM PHẦN THỨ BA:

GIẢI PHÁP TỔNG THỂ

Ý kiến bạn đọc